Phòng Quản lý Xuất nhập cảnh chủ động phòng ngừa xuất cảnh, nhập cảnh trái phép.
Thời gian qua, tình hình xuất cảnh, nhập cảnh trái phép của công dân Việt Nam cũng như người nước ngoài (NNN) có những diễn biến phức tạp, nhất là các tỉnh biên giới, giáp ranh trong đó có tỉnh Hà Tĩnh. Hoạt động xuất nhập cảnh trái phép xuất phát từ nhiều nguyên nhân, chủ yếu là do nhận thức của người dân về quy định pháp luật đối với hoạt động xuất nhập cảnh còn hạn chế; khó khăn trong tìm kiếm việc làm, mức thu nhập từ lao động còn thấp; nghe theo lời dụ dỗ của các đối tượng môi giới, cò mồi hứa hẹn về một cuộc sống giàu có ở nước ngoài… Hoạt động xuất nhập cảnh trái phép đã làm phát sinh nhiều vấn đề phức tạp, ảnh hưởng đến ANQG, TTATXH của Việt Nam nói chung và Hà Tĩnh nói riêng
Lợi dụng nhu cầu tìm kiếm việc làm của người lao động ở các địa phương trong tỉnh, các đối tượng trong và ngoài nước đã móc nối, liên kết với nhau hình thành các đường dây môi giới, tổ chức đưa người khác trốn đi nước ngoài nhằm thu lợi bất chính. Qua công tác quản lý xuất nhập cảnh, đã phát hiện những phương thức, thủ đoạn phổ biến sau: Các đối tượng xuất cảnh hợp pháp ra nước ngoài theo diện du lịch sau đó trốn ở lại cư trú, lao động bất hợp pháp; xuất cảnh trái phép qua đường tiểu mạch sang Trung Quốc, rồi từ Trung Quốc nhập cảnh trái phép vào Đài Loan, Hồng Kông, Ma Cao bằng đường biển; đi theo đường tiểu mạch hoặc ẩn trốn trong các xe khách, container nhằm qua mắt lực lượng kiểm soát tại cửa khẩu để xuất cảnh trái phép sang Lào, Campuchia, rồi tiếp tục sang Thái Lan; hoặc sử dụng hộ chiếu nước ngoài giả, hộ chiếu nước ngoài mang tên người khác để tìm cách nhập cảnh Châu Âu; hợp thức hóa hồ sơ là nhân viên công ty TNHH để xin thị thực nước ngoài diện thương mại, xin cấp thẻ doanh nhân APEC để được nhập cảnh và trốn ở lại lao động bất hợp pháp. Hình thức liên lạc của người lao động và các đối tượng môi giới chủ yếu là qua mạng xã hội (zalo, facebook..), số điện thoại giả nhằm xoá dấu vết, tránh bị phát hiện, điều tra, xử lý của cơ quan chức năng. Chi phí mà người lao động phải trả cho các đường dây này dao động từ vài chục triệu đến vài trăm triệu đồng (tùy từng quốc gia đến và phương thức xuất cảnh trái phép).
Từ đầu năm đến nay, Phòng Quản lý xuất nhập cảnh đã tiếp nhận, phối hợp xác minh hàng trăm trường hợp công dân Hà Tĩnh xuất nhập cảnh trái phép, bị phía nước ngoài trao trả, trục xuất về địa phương, chủ yếu là Trung Quốc. Công an Hà Tĩnh đã làm rõ, khởi tố 11 vụ án, 19 bị can về hành vi tổ chức, môi giới cho người khác trốn đi nước ngoài hoặc ở lại nước ngoài trái phép.
Các đối tượng sử dụng nhiều thủ đoạn làm giả giấy tờ bằng cách: sửa chữa, tẩy xóa giấy tờ; bóc tách, thay ảnh CMND; cố tình khai sai ngày tháng năm sinh, thay tên, đổi họ, làm giả CMND rất tinh vi, khó phát hiện để làm thủ tục cấp hộ chiếu… Những trường hợp này đa phần đã có thời gian xuất cảnh lao động ở nước ngoài tuy nhiên do vi phạm pháp luật nước sở tại hoặc cư trú bất hợp pháp, bị phía nước ngoài bắt giữ, trục xuất về nước, sau đó tiếp tục có nhu cầu trở lại làm việc nhưng không thể nhập cảnh bằng thông tin nhân thân thật nên đã tìm cách thay đổi hoặc giả mạo nhân thân để cấp hộ chiếu. Trong 9 tháng đầu năm 2020, Phòng Quản lý Xuất nhập cảnh đã phát hiện, ngăn chặn, xử lý nhiều trường hợp có hành vi giả mạo hồ sơ, khai không đúng sự thật đề nghị cấp hộ chiếu và qua lại biên giới quốc gia không làm thủ tục theo quy định pháp luật.
Với mong muốn tìm kiếm việc làm, tăng thêm thu nhập nhưng bản thân những người xuất nhập cảnh trái phép ra nước ngoài phải đối mặt với nhiều rủi ro, hiểm nguy trên quãng đường di chuyển và khi làm việc nơi xứ người. Họ dễ trở thành nạn nhân của các đối tượng, đường dây buôn bán người; bị cơ quan chức năng nước ngoài bắt, giam giữ vì vi phạm pháp luật nước sở tại và phải trả một khoản tiền không nhỏ để nộp phạt trở về nước; bị mất số tiền rất lớn chi trả cho các đối tượng, đường dây môi giới, tổ chức xuất cảnh trái phép nhưng không kết quả đạt như mong muốn. Môi trường làm việc khắc nghiệt, nguy hiểm, không được bảo hộ lao động; bị đánh đập, bóc lột sức lao động, lương làm việc không đúng theo thỏa thuận, thậm chí bị chiếm đoạt; bị đối xử ngược đãi, bị bán hoặc gả lấy chồng hoặc bị ép làm gái bán dâm. Đã có những trường hợp bị mất tích, giam giữ, thậm chí có nhiều trường hợp đã thiệt mạng trên con đường di cư trái phép. Vụ việc 39 người Việt Nam tử nạn ở hạt Essex, Vương quốc Anh khi trốn trong thùng xe container tìm cách nhập cảnh trái phép vào Anh (trong đó có 10 trường hợp công dân Hà Tĩnh) đã để lại nỗi đau, mất mát lớn cho gia đình, người thân, đây chính là lời cảnh tỉnh mạnh mẽ cho những ai đã, đang tìm cách xuất cảnh, di cư trái phép để lao động.
Đặc biệt trong thời gian dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, vẫn xuất hiện một số trường hợp NNN nhập cảnh trái phép qua tuyến biên giới trên bộ; Công an Hà Tĩnh đã phát hiện, xử lý vi phạm hành chính đối với 03 sinh viên Lào (học tập trên địa bàn Hà Tĩnh) theo quy định. Hành vi này thực sự nguy hiểm vì nếu không được phát hiện, kiểm soát và ngăn chặn kịp thời sẽ dẫn đến nguy cơ thâm nhập dịch bệnh từ bên ngoài vào Việt Nam, tiềm ẩn bùng phát lây lan dịch ra cộng đồng.
Các đối tượng sử dụng nhiều thủ đoạn làm giả giấy tờ bằng cách: sửa chữa, tẩy xóa giấy tờ; bóc tách, thay ảnh CMND; cố tình khai sai ngày tháng năm sinh, thay tên, đổi họ, làm giả CMND rất tinh vi, khó phát hiện để làm thủ tục cấp hộ chiếu… Những trường hợp này đa phần đã có thời gian xuất cảnh lao động ở nước ngoài tuy nhiên do vi phạm pháp luật nước sở tại hoặc cư trú bất hợp pháp, bị phía nước ngoài bắt giữ, trục xuất về nước, sau đó tiếp tục có nhu cầu trở lại làm việc nhưng không thể nhập cảnh bằng thông tin nhân thân thật nên đã tìm cách thay đổi hoặc giả mạo nhân thân để cấp hộ chiếu. Trong 9 tháng đầu năm 2020, Phòng Quản lý Xuất nhập cảnh đã phát hiện, ngăn chặn, xử lý nhiều trường hợp có hành vi giả mạo hồ sơ, khai không đúng sự thật đề nghị cấp hộ chiếu và qua lại biên giới quốc gia không làm thủ tục theo quy định pháp luật.
Với mong muốn tìm kiếm việc làm, tăng thêm thu nhập nhưng bản thân những người xuất nhập cảnh trái phép ra nước ngoài phải đối mặt với nhiều rủi ro, hiểm nguy trên quãng đường di chuyển và khi làm việc nơi xứ người. Họ dễ trở thành nạn nhân của các đối tượng, đường dây buôn bán người; bị cơ quan chức năng nước ngoài bắt, giam giữ vì vi phạm pháp luật nước sở tại và phải trả một khoản tiền không nhỏ để nộp phạt trở về nước; bị mất số tiền rất lớn chi trả cho các đối tượng, đường dây môi giới, tổ chức xuất cảnh trái phép nhưng không kết quả đạt như mong muốn. Môi trường làm việc khắc nghiệt, nguy hiểm, không được bảo hộ lao động; bị đánh đập, bóc lột sức lao động, lương làm việc không đúng theo thỏa thuận, thậm chí bị chiếm đoạt; bị đối xử ngược đãi, bị bán hoặc gả lấy chồng hoặc bị ép làm gái bán dâm. Đã có những trường hợp bị mất tích, giam giữ, thậm chí có nhiều trường hợp đã thiệt mạng trên con đường di cư trái phép. Vụ việc 39 người Việt Nam tử nạn ở hạt Essex, Vương quốc Anh khi trốn trong thùng xe container tìm cách nhập cảnh trái phép vào Anh (trong đó có 10 trường hợp công dân Hà Tĩnh) đã để lại nỗi đau, mất mát lớn cho gia đình, người thân, đây chính là lời cảnh tỉnh mạnh mẽ cho những ai đã, đang tìm cách xuất cảnh, di cư trái phép để lao động.
Đặc biệt trong thời gian dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, vẫn xuất hiện một số trường hợp NNN nhập cảnh trái phép qua tuyến biên giới trên bộ; Công an Hà Tĩnh đã phát hiện, xử lý vi phạm hành chính đối với 03 sinh viên Lào (học tập trên địa bàn Hà Tĩnh) theo quy định. Hành vi này thực sự nguy hiểm vì nếu không được phát hiện, kiểm soát và ngăn chặn kịp thời sẽ dẫn đến nguy cơ thâm nhập dịch bệnh từ bên ngoài vào Việt Nam, tiềm ẩn bùng phát lây lan dịch ra cộng đồng.
Thời gian tới, các loại tội phạm không ngừng tìm các phương thức, thủ đoạn lợi dụng hoạt động xuất cảnh, nhập cảnh trái phép để vi phạm pháp luật; bên cạnh đó, số NNN đến cư trú, hoạt động trên địa bàn sẽ có nhiều biến động do nhiều dự án trọng điểm có yếu tố nước ngoài sắp được triển khai, cũng như NNN vào thăm quan, du lịch, học tập dự báo tiếp tục tăng, nhất là sau khi dịch bệnh Covid-19 được kiểm soát tốt. Do vậy, để làm tốt công tác phòng chống xuất, nhập cảnh trái phép trên địa bàn, Phòng Quản lý xuất nhập cảnh xác định tiếp tục tăng cường phối hợp với các đơn vị chức năng đẩy mạnh công tác tuyên truyền truyền cho người dân các quy định pháp luật về xuất nhập cảnh; rà soát, nắm tình hình công dân xuất cảnh trái phép; kịp thời phát hiện, phối hợp đấu tranh làm rõ các đối tượng vi phạm quy định về xuất, nhập cảnh. Phát huy vai trò của quần chúng nhân dân trong cung cấp tin báo, tố giác tội phạm hoặc các hoạt động nghi vấn xuất cảnh, nhập cảnh trái phép trong cộng đồng. Tích cực thực hiện cải cách thủ tục hành chính. Đồng thời, thường xuyên triển khai các tổ công tác phối hợp với các phòng nghiệp vụ, Công an các huyện, thành phố, thị xã kiểm tra, hướng dẫn các doanh nghiệp, khách sạn, cơ sở lưu trú có NNN cư trú thực hiện khai báo tạm trú cho NNN, qua đó rà soát, kiểm danh, kiểm diện NNN cư trú, hoạt động trên địa bàn nhằm phát hiện, ngăn chặn, xử lý kịp thời NNN nhập cảnh trái phép. Phối hợp với các lực lượng chức năng tại cửa khẩu quốc tế Cầu Treo, nhất là Đồn Biên phòng cửa khẩu nắm tình hình xuất nhập cảnh của công dân Việt Nam và NNN qua biên giới, chủ động phát hiện, đấu tranh, ngăn chặn có hiệu quả các hoạt động xuất nhập cảnh trái phép trên tuyến biên giới.
Để công tác tuyên truyền, phòng chống xuất cảnh, nhập cảnh trái phép của công dân Việt Nam và NNN đạt hiệu quả cần thiết phải có sự vào cuộc, chung tay của các cấp, các ngành, chính quyền cơ sở. Thực hiện có hiệu quả các chương trình phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, xây dựng cơ sở hạ tầng phát triển nông nghiệp nông thôn, nhất là giải quyết việc làm, từng bước nâng cao đời sống mọi mặt của quần chúng nhân dân, góp phần hạn chế và loại trừ các nguyên nhân, điều kiện nảy sinh hoạt động xuất cảnh, nhập cảnh trái phép, góp phần bảo đảm an ninh trật tự và phát triển kinh tế - xã hội bền vững trên địa bàn Hà Tĩnh.
Thùy Linh - Phòng XNC