Việc triển khai 44 mô hình điểm theo Đề án 06 tại Hà Tĩnh tạo ra giá trị lợi ích cho xã hội, góp phần thúc đẩy chuyển đổi số trên địa bàn.
Chiều 13/5, Tổ công tác triển khai Đề án 06 của Chính phủ đã tổ chức phiên họp tháng 5. Đại tướng Tô Lâm, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an, Tổ trưởng Tổ Công tác triển khai Đề án 06 của Chính phủ chủ trì phiên họp.
Chiến lược dữ liệu quốc gia được Thủ tướng Chính phủ xác định là nguồn tài nguyên mới, yếu tố then chốt cho chuyển đổi số quốc gia, tạo ra giá trị mới thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia và phục vụ lợi ích người dân. Dữ liệu của Việt Nam mở ra không gian hoạt động và phát triển mới cho Chính phủ số, kinh tế số và xã hội số.
Phát biểu tại Sự kiện “Ngày chuyển đối số ngành Ngân hàng năm 2024” diễn ra sáng 08/5/2024 tại Hà Nội, Thượng tướng Nguyễn Duy Ngọc, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an, Tổ phó Thường trực Tổ công tác triển khai Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030 của Chính phủ (Đề án 06) khẳng định, lực lượng Công an sẵn sàng cùng với ngành Ngân hàng trong công tác chuyển đổi số để tạo điều kiện tốt nhất phục vụ người dân và doanh nghiệp.
Sáng ngày 8/5, Ngân hàng Nhà nước đã tổ chức sự kiện chuyển đổi số ngành ngân hàng 2024. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã dự phát biểu chỉ đạo. Tại hội nghị, Thượng tướng Nguyễn Duy Ngọc, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an đã có bài phát biểu tham luận với chủ đề "Ứng dụng dữ liệu dân cư hỗ trợ phát triển dịch vụ và đảm bảo an ninh an toàn trong chuyển đổi số ngân hàng"...
Thời gian qua, Hà Tĩnh đã triển khai hiệu quả nhiều nội dung chuyển đổi số, tạo tiền đề tiếp tục đưa chuyển đổi đi vào chiều sâu, góp phần thúc đẩy KT - XH.
Với sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị, qua hai năm triển khai tiện ích các giải pháp thanh toán không dùng tiền mặt, nhất là đối với các đối tượng nhận chi trả an sinh xã hội (ASXH) qua tài khoản trên địa bàn Hà Tĩnh đã có những điểm sáng nhất định. Đặc biệt, có đơn vị đã cán đích đầu tiên với 100% đối tượng thuộc diện ASXH nhận chi trả chế độ qua tài khoản.
Sau hơn 2 năm triển khai thực hiện Đề án 06, các mục tiêu cơ bản có tính chất nền tảng của Đề án 06 trên địa bàn Hà Tĩnh đã cơ bản đạt được. Với những cách làm hay, sáng tạo trong quá trình thực hiện, Hà Tĩnh đang trở thành một trong những địa phương dẫn đầu của cả nước trong nỗ lực chuyển đổi số.
Luật Căn cước được Quốc hội khóa XV thông qua tại kỳ họp thứ 6, đến ngày 1/7/2024 bắt đầu có hiệu lực giúp hoàn thiện pháp luật, đáp ứng thực tiễn về quản lý dân cư, cải cách hành chính, bảo đảm quyền con người, quyền công dân, hướng tới Chính phủ số, nền kinh tế số, xã hội số và phục vụ tốt hơn cho người dân, doanh nghiệp. Một trong những nội dung quan trọng của Luật là việc đổi thẻ căn cước công dân (CCCD) thành thẻ căn cước.
Chiều ngày 22/2, tại Trường THPT Lý Tự Trọng, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Tĩnh phối hợp Công an tỉnh và Công ty FPT triển khai thực hiện Mô hình "thi online tập trung qua nền tảng công nghệ xác thực thẻ CCCD gắn chíp điện tử". Dự hội nghị có ông Nguyễn Hồng Cường - Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Tĩnh; Lãnh đạo phòng QLHC về TTXH Công an tỉnh; Công ty Trách nhiệm hữu hạn Hệ thống thông tin FPT (Tập đoàn FPT) cùng lãnh đạo Trường THPT Lý Tự Trọng, Trường THPT Nguyễn Thị Minh Khai, Trường THPT Thành Sen …