Cổng thông tin điện tử

CÔNG AN TỈNH HÀ TĨNH

Xem ISO

Tên thủ tục Xét cấp giấy chứng nhận thương binh và trợ cấp thương tật
Nội dung 5. NỘI DUNG QUY TRÌNH
5.1 Điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có)
 Người bị thương thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điều 27 Nghị định số 31/2013/NĐ-CP ngày 09/4/2013 của Chính phủ quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng.
5.2 Thành phần hồ sơ Bản chính Bản sao
5.2.1 Giấy chứng nhận bị thương (mẫu TB1) x  
5.2.2




 
Giấy tờ làm căn cứ cấp giấy chứng nhận bị thương gồm một trong các giấy tờ dưới đây và được lưu cùng hồ sơ thương binh:
- Giấy ra viện sau khi điều trị vết thương và một trong các giấy tờ sau:
+ Cán bộ, chiến sĩ bị thương quy định tại Điểm a, b Khoản 1 Điều 27 Nghị định số 31/2013/NĐ-CP ngày 09/4/2013, phải có giấy xác nhận trường hợp bị thương của Công an cấp huyện hoặc tương đương trở lên.
+ Cán bộ, chiến sĩ bị thương quy định tại Điểm d Khoản 1 Điều 27 Nghị định 31, phải có: Quyết định cử đi làm nghĩa vụ quốc tế của cấp có thẩm quyền (theo phân cấp quản lý cán bộ); giấy xác nhận trường hợp bị thương của đơn vị cấp Cục, Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương hoặc tương đương trở lên.
+ Cán bộ, chiến sĩ bị thương quy định tại Điểm đ Khoản 1 Điều 27 Nghị định 31, phải có: Kết luận của cơ quan điều tra; trường hợp không xác định được đối tượng phạm tội phải có quyết định khởi tố vụ án hoặc quyết định tạm đình chỉ điều tra vụ án; trường hợp đối tượng phạm tội bỏ trốn hoặc không xác định được nơi đối tượng cư trú phải có QĐ truy nã bị can; trường hợp kéo dài phải có QĐ gia hạn điều tra; trường hợp thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội không có năng lực trách nhiệm hình sự hoặc chưa đến tuổi chịu trách nhiệm hình sự hoặc đã chết phải có một trong các giấy tờ sau: QĐ không khởi tố vụ án, QĐ huỷ bỏ QĐ khởi tố vụ án, QĐ đình chỉ điều tra vụ án.
 + Cán bộ, chiến sĩ bị thương quy định tại Điểm e Khoản 1 Điều 27 Nghị định 31, phải có: Biên bản xảy ra sự việc của Công an cấp huyện hoặc tương đương trở lên hoặc UBND cấp xã nơi xảy ra sự việc.
+ Cán bộ, chiến sĩ bị thương quy định tại Điểm g Khoản 1 Điều 27 Nghị định 31, phải có: biên bản xảy ra sự việc của đơn vị trực tiếp tổ chức tổ chức huấn luyện, diễn tập, kèm theo một trong các giấy tờ sau: bản sao kế hoạch hoặc văn bản chỉ đạo có liên quan; quyết định giao nhiệm vụ huấn luyện hoặc diễn tập của cấp có thẩm quyền.
+ Cán bộ, chiến sĩ bị thương quy định tại Điểm h Khoản 1 Điều 27 Nghị định 31, phải có: Giấy xác nhận trường hợp bị thương kèm giấy xác nhận hoặc quyết định cử đi làm nhiệm vụ quốc phòng, an ninh ở địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của pháp luật của cấp có thẩm quyền.
 + Cán bộ, chiến sĩ bị thương quy định tại Điểm i Khoản 1 Điều 27 Nghị định 31, phải có: Quyết định hoặc văn bản giao nhiệm vụ của cấp có thẩm quyền, biên bản xảy ra sự việc của Đoàn (Đội) quy tập.
- Cán bộ, chiến sỹ bị thương quy định tại Điểm c Khoản 1 Điều 27 Nghị định 31 thì việc cấp giấy chứng nhận bị thương căn cứ vào lý lịch cán bộ hoặc lý lịch đảng viên hoặc lý lịch quân nhân hoặc hồ sơ hưởng chế độ bảo hiểm xã hội đã được xác lập từ ngày 31/12/1994 trở về trước trong đó có ghi nhận bị tù đày và có vết thương thực thể.
- Cán bộ, chiến sỹ bị thương từ ngày 31/12/1994 trở về trước thì việc cấp giấy chứng nhận bị thương được căn cứ một trong các giấy tờ có ghi nhận vết thương thực thể sau: Giấy tờ được cấp khi bị thương (phiếu chuyển thương, chuyển viện; bệnh án điều trị; giấy ra viện; phiếu sức khỏe; sổ sức khỏe); lý lịch cán bộ, lý lịch đảng viên, lý lịch quân nhân được lập từ ngày 31/12/1994 trở về trước. Trường hợp lý lịch cán bộ, lý lịch đảng viên, lý lịch quân nhân, phiếu sức khỏe, sổ sức khỏe lập trước ngày 31/12/1994 nhưng không ghi vết thương thực thể (chỉ ghi bị thương) thì cơ quan, đơn vị có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận bị thương căn cứ kế quả kiểm tra vết thương thực thể của cơ sở y tế cấp huyện hoặc tương đương.

 
x
5.2.3 Biên bản giám định thương tật của Hội đồng giám định y khoa – Bộ Công an (mẫu TB2). x  
5.2.4 Văn bản nêu chi tiết về trường hợp bị thương của cán bộ, chiến sĩ và đề nghị của đơn vị cấp Phòng, Công an cấp huyện có cán bộ, chiến sỹ bị thương. x  
5.2.5 Công văn đề nghị xác nhận thương binh của Công an tỉnh đề nghị xác nhận thương binh gửi Cục chính sách. x  
5.3 Số lượng hồ sơ
03 (ba) bộ
5.4 Thời hạn giải quyết
Chưa quy định cụ thể
5.5 Nơi tiếp nhận và trả kết quả
- Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả phòng Tổ chức cán bộ, Công an tỉnh Hà Tĩnh
- Thời gian xử lý: trong giờ hành chính, từ thứ 2 đến thứ 6 hằng tuần.
5.6 Lệ phí
Không
5.7 Quy trình xử lý công việc
TT Trình tự Trách nhiệm Thời gian Biểu mẫu/
Kết quả
B1 Chuẩn bị hồ sơ đầy đủ theo quy định; Cá nhân bị thương Giờ hành chính Theo mục 5.2.2
Chuẩn bị hồ sơ đầy đủ theo quy định; nộp hồ sơ Đơn vị có cán bộ chiến sĩ bị thương Theo mục 5.2.4
B2
 
Tiếp nhận kiểm tra tính hợp lệ của thành phần hồ sơ:
- Trường hợp hồ sơ hợp lệ thì ghi giấy biên nhận hẹn ngày trả kết quả.
- Trường hợp hồ sơ không hợp lệ thì hướng dẫn cán bộ, chiến sỹ bổ sung đầy đủ thành phần hồ sơ  và chuẩn bị lại hồ sơ theo mục B1.
Đội Tổng hợp, Phòng Tổ chức cán bộ.
 
Giờ hành chính  
B3 Chuyển hồ sơ cho bộ phận chuyên môn, nghiệp vụ thuộc Phòng Tổ chức cán bộ. Đội Chính sách – Bảo hiểm xã hội, Phòng Tổ chức cán bộ 01 ngày BM 02 - Phiếu theo dõi quá trình xử lý công việc
B4 Thẩm định hồ sơ:
- Thẩm định chuyên môn
- Thẩm định về pháp lý
Nếu hồ sơ đạt thì chuyển theo các bước  nghiệp vụ tiếp theo
Nếu hồ sơ chưa đạt yêu cầu thì chuyển hồ sơ về đơn vị có cán bộ, chiến sỹ bị thương (cấp phòng và Công an cấp huyện) và kèm theo văn bản giải thích
Đội Chính sách – Bảo hiểm xã hội, Phòng Tổ chức cán bộ 05 ngày BM 02 - Phiếu theo dõi quá trình xử lý công việc
 
B5 Trình Ban Giám đốc Công an tỉnh ký duyệt: cấp Giấy chứng nhận bị thương (mẫu TB1) và Giấy giới thiệu người bị thương đến Hội đồng Giám định y khoa Bộ Công an. -Lãnh đạo phòng Tổ chức cán bộ
- Ban Giám đốc Công an tỉnh
03 ngày Mục 5.2.1
B6 Sau khi Ban Giám đốc Công an tỉnh đã ký duyệt hồ sơ, cán bộ thụ lý hồ sơ sẽ đóng dấu và chuyển 01 bộ hồ sơ cho cá nhân đến Hội đồng giám định y khoa Bộ Công an để giám định tỷ lệ thương tật. Đội Chính sách bảo hiểm, phòng Tổ chức cán bộ
 
01 ngày  
B7 Hội đồng giám định y khoa - Bộ Công an tiến hành giám định tỷ lệ thương tật của người bị thương Bệnh viện 198, Bộ Công an.   Biên bản giám định thương tật (mẫu TB2)
B8 Tiếp nhận Biên bản giám định thương tật của Hội đồng giám định y khoa do người bị thương chuyển đến, Trình Ban Giám đốc Công an tỉnh ký duyệt Công văn đề nghị giải quyết chế độ Trợ cấp Thương tật một lần hoặc hàng tháng. Cán bộ thụ lý hồ sơ đóng dấu và chuyển 01 bộ hồ sơ về Cục Chính sách Đội Chính sách – Bảo hiểm xã hội, Phòng Tổ chức cán bộ 03 ngày Mục 5.2.5
B9 Cục Chính sách thẩm định và ký Quyết định cấp Giấy chứng nhận thương binh và trợ cấp hàng tháng (mẫu TB3), Giấy chứng nhận thương binh, Sổ lĩnh trợ cấp hoặc ký Quyết định trợ cấp thương tật một lần (mẫu TB4). Bộ phận chuyên môn nghiệp vụ sẽ đóng dấu và chuyển kết quả, hồ sơ về Công an tỉnh Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả Cục Chính sách   Mẫu TB3, TB4
B10 Tiếp nhận Quyết định cấp Giấy chứng nhận thương binh và trợ cấp hàng tháng, Giấy chứng nhận thương binh, Sổ lĩnh trợ cấp hoặc Quyết định trợ cấp thương tật một lần và vào sổ Đội Chính sách – Bảo hiểm xã hội, Phòng Tổ chức cán bộ Giờ hành chính  
B11 Trả lại kết quả cho Tổ chức, công dân và chuyển Quyết định cấp Giấy chứng nhận thương binh và trợ cấp hàng tháng, hoặc Quyết định trợ cấp thương tật một lần đến Phòng PH41 để thực hiện chế độ Thương tật cho cán bộ, chiến sỹ Đội Chính sách – Bảo hiểm xã hội Phòng Tổ chức cán bộ Giờ hành chính BM 03 - Sổ theo dõi kết quả và xử lý công việc
B12 Thống kê và theo dõi Đội Tổng hợp, Phòng  Tổ chức cán bộ. Giờ hành chính BM 04 - Sổ thống kê kết quả thực hiện TTHC
   
Lưu ý - Phiếu theo dõi quá trình xử lý công việc - BM02 phải được thực hiện tại từng bước công việc của mục 5.7.
- Các bước và trình tự công việc có thể được thay đổi cho phù hợp với cơ cấu tổ chức và việc phân công nhiệm vụ cụ thể của mỗi đơn vị.
5.8













 
Cơ sở pháp lý
1. Pháp lệnh số 26/2005/PL-UBTVQH11, ngày 29/6/2005 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội về ưu đãi người có công với cách mạng.
2. Pháp lệnh số 04/2012/UBTVQH13 sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng.
3. Nghị định số 31/2013/NĐ-CP, ngày 09/4/2013 của  Chính phủ quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng.
4. Thông tư số 61/2013/TT-BCA, ngày 20/11/2013 của Bộ Công an quy định chi tiết về thực hiện chế độ ưu đãi người có công với cách mạng trong Công an nhân dân.
5. Thông tư số 05/2013/TT-BLĐTBXH ngày 15/5/2013 của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội hướng dẫn về thủ tục lập hồ sơ, thực hiện chế độ ưu đãi người có công với cách mạng và thân nhân
6. Thông tư số 16/TT-BLĐTBXH, ngày 30/7/2014 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, hướng dẫn một số nội dung xác nhận và thực hiện chế độ ưu đãi người có công với cách mạng.
             
            6. BIỂU MẪU
TT Mã hiệu Tên biểu mẫu
1 BM02 Phiếu theo dõi quá trình xử lý công việc
2 BM03 Mẫu sổ theo dõi kết quả xử lý công việc
3 BM04 Mẫu sổ thống kê kết quả thực hiện TTHC
4 Một số biểu mẫu khác
            7. HỒ SƠ LƯU
Hồ sơ xét hưởng trợ cấp đối với thương binh, người được hưởng chính sách như thương binh tại Công an cấp tỉnh gồm các thành phần sau:
TT Hồ sơ lưu
1 Quyết định cấp giấy chứng nhận thương binh và trợ cấp thương tật; giấy chứng nhận người hưởng chính sách như thương binh và trợ cấp thương tật; Quyết định trợ cấp thương tật 01 lần.
2 Giấy chứng nhận bị thương.
3 Giấy tờ làm căn cứ cấp giấy chứng nhận bị thương.
4 Biên bản giám định của Hội đồng giám định y khoa có thẩm quyền.
5 Công văn nêu chi tiết về trường hợp bị thương của cán bộ, chiến sĩ và đề nghị của đơn vị có cán bộ bị thương.
6 Sổ theo dõi kết quả xử lý công việc.
7 Sổ theo dõi thống kê kết quả thực hiện TTHC.
8 Các hồ sơ khác có liên quan.
   Hồ sơ được lưu tại Phòng Tổ chức Cán bộ. Khi cán bộ xuất ngũ, chuyển ngành thực hiện chuyển hồ sơ tới đơn vị mới theo quy định.